Đăng Nhập
Tìm kiếm
Latest topics
Thống Kê
Hiện có 15 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 15 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 82 người, vào ngày Sat Jul 02, 2016 6:16 pm
Keywords
Các công ty dược toàn là “kẻ xấu”?
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Các công ty dược toàn là “kẻ xấu”?
Tuổi Trẻ Cuối tuần
Thứ Bảy, 13/06/2009, 14:04 (GMT+7)
Các công ty dược toàn là “kẻ xấu”?
Trình dược viên (trái) giới thiệu thuốc tại một bệnh viện - Ảnh: T.T.D.
TTCT - Kỹ nghệ dược và hoạt động kinh doanh của các công ty dược thường được giới báo chí mổ xẻ khá nhiều. Có quan điểm cho rằng các công ty dược là “bad guys” (kẻ xấu), làm tiền trên bệnh nhân, mua chuộc bác sĩ để kinh doanh... lại có người đánh giá cao những đóng góp của kỹ nghệ dược trong việc phòng chống bệnh tật ở quy mô toàn cầu.
Kỹ nghệ dược là một kỹ nghệ lớn và hái ra tiền trên thế giới. Theo một phân tích vào năm 2006, kỹ nghệ dược toàn cầu trị giá 643 tỉ USD, trong số này chỉ có 10 công ty chiếm trên 40% thị phần toàn cầu. Thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển là một thị trường phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2001, thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển chiếm 13% thị trường toàn cầu, chỉ năm năm sau (năm 2006) tỉ lệ này tăng gấp đôi, thành 27%. Do đó, các “đại gia” ngành dược nhìn các nước đang phát triển ở châu Á là một thị trường chiến lược về lâu về dài. Để xây dựng thị trường họ cần thiết lập các mối quan hệ với địa phương.
Trong trào lưu hợp tác và phát triển, mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược là một điều cần thiết. Mối quan hệ giữa một bên là chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và một bên là sản xuất dược phẩm và công cụ phục vụ chăm sóc bệnh nhân ắt hẳn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc điều trị và quản lý bệnh. Có thể nói rằng đại đa số các thuốc có mặt trên thị trường ngày nay nếu không có sự tương tác giữa các bác sĩ nghiên cứu và kỹ nghệ dược thì không thể nào ra đời được.
Bác sĩ hay người bán hàng?
Nhưng mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược cũng có nhiều tác động tiêu cực. Chẳng hạn như có bằng chứng cho thấy bác sĩ có mối quan hệ mật thiết với các công ty dược thường có xu hướng sử dụng thuốc của công ty, dù có thuốc khác cùng hiệu quả và giá rẻ hơn. Nói cách khác, mối quan hệ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến y đức. Nguyên tắc y đức số 1 là bác sĩ phải đặt quyền lợi của bệnh nhân lên hàng đầu. Nhưng trong thực tế, không ít bác sĩ đã vì đồng tiền làm cho lu mờ hay thậm chí quên nguyên tắc số 1 này. Chính vì vấn đề tế nhị này mà ở các nước tiên tiến như Mỹ, Quốc hội điều tra và thiết lập những luật để quản lý mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược.
Nhưng nói đến mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược là nói đến cái gì cụ thể? Một cuộc nghiên cứu ở Mỹ do giáo sư Eric Campbell thực hiện cho chúng ta một bức tranh khá sinh động. Khi được hỏi trong thời gian một năm, các bác sĩ có mối tương tác nào với kỹ nghệ dược, các bác sĩ Mỹ báo cáo như sau:
• 78% bác sĩ nhận hàng mẫu (thuốc mẫu) từ các công ty dược
• 83% bác sĩ từng nhận quà từ các công ty dược (quà thường là bút, giấy, đồ chơi điện tử...)
• 35% nhận tiền trực tiếp từ các công ty dược
• 18% nhận tiền tư vấn phí
• 16% nhận tiền giảng bài và nói chuyện trong các hội nghị
• 9% nhận tiền do được mời làm cố vấn trong các hội đồng khoa học của các công ty dược
• 3% nhận tiền để tuyển bệnh nhân cho các công trình thử nghiệm lâm sàng
Tính chung, 95% bác sĩ cho biết họ có ít nhất một mối quan hệ như vừa mô tả trên. Chỉ có 5% là hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, ngay cả con số 5% này còn được xem là quá cao, vì trong thực tế có lẽ 100% bác sĩ đều có ít nhất một mối tương tác với kỹ nghệ dược.
Đó là tình hình ở Mỹ. Còn tại các nước đang phát triển như nước ta thì sao? Một nghiên cứu thú vị khác của nhóm Comsumer Internation (CI) cho chúng ta thấy một bức tranh khác (xem bảng bên).
Nhìn qua danh sách về các mối liên hệ giữa giới bác sĩ ở Mỹ và Malaysia chúng ta thấy một mẫu số chung là các công ty dược thường cho quà cáp và hàng mẫu cho bác sĩ. Tuy nhiên, về phương diện khoa học, mối liên hệ giữa kỹ nghệ dược và bác sĩ ở Mỹ có tầm cao hơn mối liên hệ ở các nước phát triển. Ở Mỹ, một số bác sĩ cũng làm nghiên cứu khoa học, do đó các công ty dược cần đến cố vấn của họ và đối xử họ tốt hơn (hay ở một mối liên hệ bình đẳng hơn) so với các đồng nghiệp ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, đại đa số bác sĩ không có điều kiện nghiên cứu khoa học, mối liên hệ có màu sắc “chiếu trên chiếu dưới”.
Như vậy, nếu không có sự tiếp tay của giới bác sĩ thì chiến lược tiếp thị của các công ty dược chưa chắc có hiệu quả. Trong thực tế có không ít bác sĩ lợi dụng các công ty dược để “chấm mút”, thậm chí có bác sĩ còn ra giá hoa hồng cho các công ty dược khi họ kê toa thuốc! Những hành vi tự hạ thấp nhân phẩm và vi phạm y đức của các bác sĩ này vô hình trung tạo nên một tiền lệ cho các công ty dược khai thác và biến không ít bác sĩ thành những người bán hàng cho họ.
Ảnh hưởng
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tập san PLoS Medicine, mỗi năm các công ty dược chi trên 50 tỉ USD cho các hoạt động tiếp thị, trong số này 70% nhắm vào các bác sĩ. Mỗi năm, các công ty dược chi ra khoảng 20 tỉ USD cho các “dịch vụ” liệt kê trong danh sách trên. Tại sao các công ty thích chi ra một số tiền lớn như thế? Câu trả lời đơn giản là vì chiến lược tiếp thị nhắm vào giới bác sĩ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vấn đề đặt ra là ai sẽ trả cho những chi phí này? Tất nhiên, các công ty dược không phải là những tổ chức từ thiện, nhiệm vụ của họ là kinh doanh lấy lời và chiếm thị trường. Chính bệnh nhân là người phải chi trả khoản chi tiêu khổng lồ này. Chính bệnh nhân là người phải chi trả những quà tặng và những chuyến du lịch nước ngoài cho bác sĩ. Đó cũng là một giải thích tại sao giá thuốc ngày càng tăng cao.
Do đó, mối quan hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành đề tài tranh luận trong vài năm qua. Các công ty dược thường bị tố cáo là lợi dụng và khai thác tình trạng thiếu thông tin ở các nước đang phát triển để đưa vào thị trường những thuốc cũ hay thuốc có chất lượng thấp. Đã có ước tính rằng gần 50% thuốc ở các nước đang phát triển hoặc được ra toa một cách không phù hợp, hoặc không cần thiết. Khoảng phân nửa bệnh nhân ở các nước này có thể được điều trị bằng những thuốc hoặc không phù hợp, hoặc không cần thiết.
Tiến đến một mối quan hệ lành mạnh hơn
Trong thời gian gần đây, một số báo chí Việt Nam chất vấn mối quan hệ giữa bác sĩ và các công ty dược với nhiều lý lẽ mang tính tiêu cực. Tuy trong thực tế có những hành vi không mấy hay ho của các công ty dược có thể ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc bệnh nhân, nhưng nhìn chung mối quan hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới có thể cải tiến bằng cách nâng cao mối quan hệ lên tầm bình đẳng hơn và khoa học hơn.
Như trình bày trên, mối liên hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới địa phương rất cần thiết cho sự phát triển của y học trong nước. Có thể nói không ngoa rằng các công ty dược có thể đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc tài trợ cho giới khoa học Việt Nam trong nghiên cứu y khoa. Các nghiên cứu do các công ty dược nước ngoài tài trợ thường có chất lượng cao hơn những công trình nội địa, bởi vì họ phải tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế. Do đó, mối tương tác khoa học giữa kỹ nghệ dược và y giới về lâu về dài sẽ đem đến nhiều lợi ích. Có lẽ để cho mối quan hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới tốt hơn, chúng ta cần một số quy ước (không phải luật) mà đôi bên có thể đồng ý với nhau.
Kỹ nghệ dược phẩm đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác y tế và phòng chống bệnh tật không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở quy mô toàn cầu. Để làm tốt vai trò này, kỹ nghệ dược cần phải tương tác với y khoa trong việc cung cấp thông tin chuyên môn và nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ đơn thuần là một mối quan hệ thương mại thuần túy.
Thứ Bảy, 13/06/2009, 14:04 (GMT+7)
Các công ty dược toàn là “kẻ xấu”?
Trình dược viên (trái) giới thiệu thuốc tại một bệnh viện - Ảnh: T.T.D.
TTCT - Kỹ nghệ dược và hoạt động kinh doanh của các công ty dược thường được giới báo chí mổ xẻ khá nhiều. Có quan điểm cho rằng các công ty dược là “bad guys” (kẻ xấu), làm tiền trên bệnh nhân, mua chuộc bác sĩ để kinh doanh... lại có người đánh giá cao những đóng góp của kỹ nghệ dược trong việc phòng chống bệnh tật ở quy mô toàn cầu.
Kỹ nghệ dược là một kỹ nghệ lớn và hái ra tiền trên thế giới. Theo một phân tích vào năm 2006, kỹ nghệ dược toàn cầu trị giá 643 tỉ USD, trong số này chỉ có 10 công ty chiếm trên 40% thị phần toàn cầu. Thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển là một thị trường phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2001, thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển chiếm 13% thị trường toàn cầu, chỉ năm năm sau (năm 2006) tỉ lệ này tăng gấp đôi, thành 27%. Do đó, các “đại gia” ngành dược nhìn các nước đang phát triển ở châu Á là một thị trường chiến lược về lâu về dài. Để xây dựng thị trường họ cần thiết lập các mối quan hệ với địa phương.
Trong trào lưu hợp tác và phát triển, mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược là một điều cần thiết. Mối quan hệ giữa một bên là chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và một bên là sản xuất dược phẩm và công cụ phục vụ chăm sóc bệnh nhân ắt hẳn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc điều trị và quản lý bệnh. Có thể nói rằng đại đa số các thuốc có mặt trên thị trường ngày nay nếu không có sự tương tác giữa các bác sĩ nghiên cứu và kỹ nghệ dược thì không thể nào ra đời được.
Bác sĩ hay người bán hàng?
Nhưng mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược cũng có nhiều tác động tiêu cực. Chẳng hạn như có bằng chứng cho thấy bác sĩ có mối quan hệ mật thiết với các công ty dược thường có xu hướng sử dụng thuốc của công ty, dù có thuốc khác cùng hiệu quả và giá rẻ hơn. Nói cách khác, mối quan hệ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến y đức. Nguyên tắc y đức số 1 là bác sĩ phải đặt quyền lợi của bệnh nhân lên hàng đầu. Nhưng trong thực tế, không ít bác sĩ đã vì đồng tiền làm cho lu mờ hay thậm chí quên nguyên tắc số 1 này. Chính vì vấn đề tế nhị này mà ở các nước tiên tiến như Mỹ, Quốc hội điều tra và thiết lập những luật để quản lý mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược.
Nhưng nói đến mối quan hệ giữa y giới và kỹ nghệ dược là nói đến cái gì cụ thể? Một cuộc nghiên cứu ở Mỹ do giáo sư Eric Campbell thực hiện cho chúng ta một bức tranh khá sinh động. Khi được hỏi trong thời gian một năm, các bác sĩ có mối tương tác nào với kỹ nghệ dược, các bác sĩ Mỹ báo cáo như sau:
• 78% bác sĩ nhận hàng mẫu (thuốc mẫu) từ các công ty dược
• 83% bác sĩ từng nhận quà từ các công ty dược (quà thường là bút, giấy, đồ chơi điện tử...)
• 35% nhận tiền trực tiếp từ các công ty dược
• 18% nhận tiền tư vấn phí
• 16% nhận tiền giảng bài và nói chuyện trong các hội nghị
• 9% nhận tiền do được mời làm cố vấn trong các hội đồng khoa học của các công ty dược
• 3% nhận tiền để tuyển bệnh nhân cho các công trình thử nghiệm lâm sàng
Tính chung, 95% bác sĩ cho biết họ có ít nhất một mối quan hệ như vừa mô tả trên. Chỉ có 5% là hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, ngay cả con số 5% này còn được xem là quá cao, vì trong thực tế có lẽ 100% bác sĩ đều có ít nhất một mối tương tác với kỹ nghệ dược.
Đó là tình hình ở Mỹ. Còn tại các nước đang phát triển như nước ta thì sao? Một nghiên cứu thú vị khác của nhóm Comsumer Internation (CI) cho chúng ta thấy một bức tranh khác (xem bảng bên).
Nhìn qua danh sách về các mối liên hệ giữa giới bác sĩ ở Mỹ và Malaysia chúng ta thấy một mẫu số chung là các công ty dược thường cho quà cáp và hàng mẫu cho bác sĩ. Tuy nhiên, về phương diện khoa học, mối liên hệ giữa kỹ nghệ dược và bác sĩ ở Mỹ có tầm cao hơn mối liên hệ ở các nước phát triển. Ở Mỹ, một số bác sĩ cũng làm nghiên cứu khoa học, do đó các công ty dược cần đến cố vấn của họ và đối xử họ tốt hơn (hay ở một mối liên hệ bình đẳng hơn) so với các đồng nghiệp ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, đại đa số bác sĩ không có điều kiện nghiên cứu khoa học, mối liên hệ có màu sắc “chiếu trên chiếu dưới”.
Như vậy, nếu không có sự tiếp tay của giới bác sĩ thì chiến lược tiếp thị của các công ty dược chưa chắc có hiệu quả. Trong thực tế có không ít bác sĩ lợi dụng các công ty dược để “chấm mút”, thậm chí có bác sĩ còn ra giá hoa hồng cho các công ty dược khi họ kê toa thuốc! Những hành vi tự hạ thấp nhân phẩm và vi phạm y đức của các bác sĩ này vô hình trung tạo nên một tiền lệ cho các công ty dược khai thác và biến không ít bác sĩ thành những người bán hàng cho họ.
Ảnh hưởng
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tập san PLoS Medicine, mỗi năm các công ty dược chi trên 50 tỉ USD cho các hoạt động tiếp thị, trong số này 70% nhắm vào các bác sĩ. Mỗi năm, các công ty dược chi ra khoảng 20 tỉ USD cho các “dịch vụ” liệt kê trong danh sách trên. Tại sao các công ty thích chi ra một số tiền lớn như thế? Câu trả lời đơn giản là vì chiến lược tiếp thị nhắm vào giới bác sĩ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vấn đề đặt ra là ai sẽ trả cho những chi phí này? Tất nhiên, các công ty dược không phải là những tổ chức từ thiện, nhiệm vụ của họ là kinh doanh lấy lời và chiếm thị trường. Chính bệnh nhân là người phải chi trả khoản chi tiêu khổng lồ này. Chính bệnh nhân là người phải chi trả những quà tặng và những chuyến du lịch nước ngoài cho bác sĩ. Đó cũng là một giải thích tại sao giá thuốc ngày càng tăng cao.
Do đó, mối quan hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành đề tài tranh luận trong vài năm qua. Các công ty dược thường bị tố cáo là lợi dụng và khai thác tình trạng thiếu thông tin ở các nước đang phát triển để đưa vào thị trường những thuốc cũ hay thuốc có chất lượng thấp. Đã có ước tính rằng gần 50% thuốc ở các nước đang phát triển hoặc được ra toa một cách không phù hợp, hoặc không cần thiết. Khoảng phân nửa bệnh nhân ở các nước này có thể được điều trị bằng những thuốc hoặc không phù hợp, hoặc không cần thiết.
Tiến đến một mối quan hệ lành mạnh hơn
Trong thời gian gần đây, một số báo chí Việt Nam chất vấn mối quan hệ giữa bác sĩ và các công ty dược với nhiều lý lẽ mang tính tiêu cực. Tuy trong thực tế có những hành vi không mấy hay ho của các công ty dược có thể ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc bệnh nhân, nhưng nhìn chung mối quan hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới có thể cải tiến bằng cách nâng cao mối quan hệ lên tầm bình đẳng hơn và khoa học hơn.
Như trình bày trên, mối liên hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới địa phương rất cần thiết cho sự phát triển của y học trong nước. Có thể nói không ngoa rằng các công ty dược có thể đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc tài trợ cho giới khoa học Việt Nam trong nghiên cứu y khoa. Các nghiên cứu do các công ty dược nước ngoài tài trợ thường có chất lượng cao hơn những công trình nội địa, bởi vì họ phải tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế. Do đó, mối tương tác khoa học giữa kỹ nghệ dược và y giới về lâu về dài sẽ đem đến nhiều lợi ích. Có lẽ để cho mối quan hệ giữa kỹ nghệ dược và y giới tốt hơn, chúng ta cần một số quy ước (không phải luật) mà đôi bên có thể đồng ý với nhau.
Kỹ nghệ dược phẩm đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác y tế và phòng chống bệnh tật không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở quy mô toàn cầu. Để làm tốt vai trò này, kỹ nghệ dược cần phải tương tác với y khoa trong việc cung cấp thông tin chuyên môn và nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ đơn thuần là một mối quan hệ thương mại thuần túy.
TS NGUYỄN VĂN TUẤN (Úc)
Re: Các công ty dược toàn là “kẻ xấu”?
Các công ty dược bán thuốc giá = 3 -5 lần giá vốn , tham kinh !
Vinhhien- thạc sĩ
-
Bài viết : 350
Điểm : 478
Uy danh : 4
10/09/1988
ngày gia nhập : 17/06/2009
Tuổi : 36
Đến từ : Different World
Similar topics
» Microsoft Office Toàn Tập
» Kế toán ứng dụng - tin học văn phòng
» 10 người bịt mặt tấn công phó giám đốc trong nhà hàng
» Triều Tiên dọa sẽ đáp trả Mỹ nếu bị tấn công
» Làm nô lệ tình dục cho 50 công nhân lò gạch
» Kế toán ứng dụng - tin học văn phòng
» 10 người bịt mặt tấn công phó giám đốc trong nhà hàng
» Triều Tiên dọa sẽ đáp trả Mỹ nếu bị tấn công
» Làm nô lệ tình dục cho 50 công nhân lò gạch
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
Wed Mar 24, 2010 11:34 pm by Admin
» Thông báo mới!
Wed Oct 28, 2009 3:36 am by Admin
» Phong Vân Tam Quốc ...
Mon Oct 19, 2009 2:33 pm by Vinhhien
» Phân loại Tính Cách Jung Myers-Briggs (MBTI)
Sat Oct 03, 2009 12:56 pm by Vinhhien
» Mẹo uống rượu "không say"
Fri Oct 02, 2009 12:18 pm by CaMap
» Sai lệch thời gian trên 4rum
Mon Sep 28, 2009 2:28 am by cá hổ
» GIẢI BÓNG ĐÁ MINI MÙA XUÂN LẦN 1
Mon Sep 28, 2009 12:44 am by cá hổ
» Hot Hot - CaMap trở lại sau 1 tháng hè ... Elly - Kim Hồng- Kiều nữ Thục sơn kỳ hiệp
Sat Sep 12, 2009 12:49 pm by dungpro88
» tặng Vinhhien cái bánh nè!!!
Sat Sep 12, 2009 12:25 pm by Vinhhien